Ngộ độc methanol
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, trung tâm vừa tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân ngộ độc methanol (cồn công nghiệp nặng) sau khi uống 1 chai cồn 90 độ.
Điều đặc biệt, theo bác sĩ Nguyên chai cồn này được ghi dưới mác cồn y tế nhưng thực chất nó là cồn công nghiệp không thể sử dụng trong y tế.
Bác sĩ Nguyên cho biết bệnh nhân L.V.N (42 tuổi, trú tại Hải Dương) nhập viện ngày 8/3. Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngộ độc Methanol nặng hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa. Bệnh nhân phải cấp cứu thải độc, lọc máu. Xét nghiệm của bệnh nhân có hàm lượng cồn methanol trong máu cao lên tới 490mg/dl và không có ethanol trong máu. Bệnh nhân này có tiền sử nghiện rượu từ nhiều năm nay.
Chai cồn được bác sĩ cho làm xét nghiệm không có tác dụng sát khuẩn
Hiện bệnh nhân đã tỉnh nhưng biến chứng giảm thị lực và biến chứng não vẫn nặng.
Theo người nhà bệnh nhân, khi phát hiện bệnh nhân hôn mê, bên cạnh bệnh nhân có 2 chai cồn và 1 chai đã được uống hết. Người nhà đã mang hai chai cồn 90 độ đến bệnh viện.
Bác sĩ Nguyên cho biết khi mang chai cồn đi xét nghiệm, kết quả hết sức bất ngờ hàm lượng ethanol sát trùng chỉ có 1% còn lại hơn 80% là methanol.
Nhãn chai ghi là cồn y tế nhưng thực chất lại không phải loại dùng cho y tế vì nó không có tính sát trùng. Người dân mua về với mục đích sát trùng thì cũng không có tác dụng. Trong mùa dịch như hiện nay, sản phẩm cồn y tế nhưng lại "rởm" rất nguy hiểm.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ngộ độc
-
Chồng và dịch công chứng con đều chết vì ung thư, người phụ nữ không đủ tiền để phẫu thuật khối u nhiều năm
-
Buồng khử khuẩn toàn thân diệt 99,99% vi khuẩn chỉ 30s ở Hà Nội: Có an toàn cho người dùng?
-
Giúp việc trong toà nhà bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19, số ca mắc tại Việt Nam lên 47 ca
Bác sĩ Nguyên cho biết cả triệu người đang được khuyến cáo rửa tay với cồn để tiệt diệt khuẩn thì cồn lại là cồn giả.
" Bản thân cồn chứa methanol đã tồn tại từ nhiều năm nay và hiện tại người dân nghĩ đây là cồn y tế. Người ta còn dùng cồn này để uống nhưng thực tế nó không phải cồn y tế, chỉ có methanol. Nếu nhân viên y tế, người dân dùng cồn này sát trùng thì không sát trùng được, rất nguy hiểm cho cả hệ thống y tế " – bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm và chặt chẽ mới đảm bảo việc sử dụng cồn sát trùng an toàn, đúng tác dụng.
Trước đó, trung tâm đã làm xét nghiệm nhiều loại cồn sát trùng không đảm bảo và cơ quan chức năng đã xử lý. Nhưng hiện nay cồn y tế giả này vẫn lưu hành và gây nguy hiểm cho hệ thống y tế và người dân dùng cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét